A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

HOẠT ĐỘNG THÍ NGHIỆM " CHẤT NÀO TAN TRONG NƯỚC"

Trẻ mầm non rất thích tìm hiểu và khám phá môi trường xung quanh. Trẻ rất vui sướng khi tự tay mình được làm các thí nghiệm rồi tự rút ra kết luận  bằng những nguyên vật liệu hoặc đồ vật thật. Từ những thí nghiệm nhỏ này sẽ hình thành ở trẻ những biểu tượng về môi trường tự nhiên: Cây cỏ, hoa lá, các hiện tượng tự nhiên...Cách học trắc nghiệm trực tiếp này rất thích hợp với trẻ lứa tuổi mầm non và là một trong những nhiệm vụ của công tác đổi mới giáo dục mầm non hiện nay.

Thông qua việc cho trẻ làm các thí nghiệm, đòi hỏi trẻ phải sử dụng tích cực các giác quan. Chính vì vậy sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát, khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp nhờ vậy khả năng cảm nhận của trẻ nhanh nhạy, chính xác, những biểu tượng kết quả trẻ thu nhận được trở nên cụ thể, sinh động và hấp dẫn hơn. Khi được làm các thí nghiệm trẻ rất thích thú và hoạt động rất tích cực.

Với hoạt động khám phá hôm nay, các bé lớp 4 tuổi đã được làm thí nghiệm “ Chất nào tan trong nước”

- Cô giáo đã chuẩn bị  cho mỗi nhóm 1 kháy có: 1 bát đường, 1 bát muối, 1 bát sỏi, 1 bát dầu ăn, cốc nhựa trong, thìa và nước lọc.

- Tiến hành:

Trước khi làm thí nghiệm, cô trò chuyện với trẻ về nước, lợi ích của nước, sự kì diệu của nước. Sau đó, cô giới thiệu các nguyên vật liệu mà cô đã chuẩn bị. Rồi cho trẻ thực hiện thí nghiệm.

+ Bước 1: Các con  lấy nguyên vật liệu và đồ dùng cô đã chuẩn bị ( để ở các góc lớp) rồi về nhóm làm thí nghiệm.

+  Bước 2: Các con sẽ rót nước lọc vào các cốc nhựa trong. Sau đó, lấy đường cho vào cốc thứ nhất, muối vào cốc thứ 2, cho sỏi vào cốc thứ 3, cho dầu vào cốc thứ 4.

+ Bước 3: Các con dùng thìa khuấy đường, muối, sỏi, dầu ăn trong từng cốc.

Sau đó, các con quan sát kết quả của thí nghiệm và đưa ra nhận xét. Qua quá trình làm thí nghiệm, các con thấy được đường và muối tan trong nước còn sỏi và dầu ăn không tan trong nước.

 

 

Kết thúc tiết học các bé được xem một màn thí nghiệm núi lửa phun trào vô cùng kì thú. Và đây là một hứa hẹn hấp dẫn với trẻ về một thí nghiệm tiếp theo mà các con sẽ được trải nghiệm trong một giờ hoạt động gần nhất.


Tổng số điểm của bài viết là: 168 trong 34 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 10
Hôm qua : 75
Tháng trước : 3.797